Gen Z chấp nhận lười biếng

Nhóm lao động trẻ bị mang tiếng xấu bởi thói quen nhảy việc,gây khó khăn cho công ty. Tuy nhiên,Alex Beene,giảng viên Đại học Tennessee,nói lười biếng theo nghĩa truyền thống là không làm việc chăm chỉ nhưng thực tế nó không gây ra hậu quả như nhiều nhà tuyển dụng nghĩ.

Khảo sát cho thấy Gen Z chấp nhận từ lười biếng cho thế hệ họ,do không hiểu theo nghĩa tiêu cực,tự ti. Họ là những người tuân theo triết lý work smarter,not harder - làm việc thông minh hơn,không chăm chỉ hơn.

"Xã hội thay đổi sau đại dịch khiến lực lượng lao động trẻ không muốn công việc quyết định cuộc sống của họ nữa",Alex Beene nói.

Gen Z cũng là những người chuộng văn hóa hối hả với 75% người ở độ tuổi 18-24 đồng ý. Sự điều chỉnh lối sống này được được ghi nhận sau khi hình thức làm việc từ xa lên ngôi.

Andy Nisevic,giám đốc công ty đào tạo nhân sự One Degree Training and Coaching cho rằng Gen Z không hề lười biếng hơn thế hệ khác. Họ chỉ là những người lớn lên trong xã hội phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.

Một Gen Z làm việc tại nhà thuộc bang Virginia,tháng 5/2023. Ảnh: Newsweek

Bryan Driscoll,chuyên gia tư vấn nhân sự,nói mác lười biếng của Gen Z thường chỉ phản ánh thành kiến giữa các thế hệ.

"Sự khác biệt nằm ở văn hóa hối hả vốn gắn liền với tư tưởng ưu tiên lợi ích",ông nói. Đồng thời,dù Gen Z lớn lên trong thời đại internet với nhiều thông tin trong tầm tay,họ cũng bị ném vào tình trạng bất ổn kinh tế,tỷ lệ nợ sinh viên đáng báo động và thị trường việc làm bấp bênh.

Thế hệ Baby boomers,Gen X thường nhấn mạnh lòng trung thành,thời gian làm việc dài trong khi thế hệ Millennials và Gen Z đang tìm kiếm sự linh hoạt và mục tiêu trong sự nghiệp của họ.

Ngọc Ngân (Theo Newsweek)