Bộ Công an: Giám đốc Xuyên Việt Oil lấy tiền từ quỹ bình ổn xăng dầu đi hối lộ

Thông tin trên được thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên,Phó chánh Văn phòng Bộ Công an,cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ,chiều 6/7.

Theo ông Tuyên,các bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil có hai hành vi phạm tội chính. Một là,họ lợi dụng chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu,thuế,ngân hàng để được cấp và gia hạn giấy phép kinh doanh xăng dầu khi không đủ điều kiện theo quy định.

Hai là,bị can Mai Thị Hồng Hạnh,Giám đốc Xuyên Việt Oil,và đồng phạm đã sử dụng trái phép tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu và tiền thuế bảo vệ môi trường. Tiền sau đó được bà Hạnh dùng vào các hoạt động kinh doanh,sử dụng cá nhân và trích một phần để đưa hối lộ nhằm thiết lập mối quan hệ.

Cơ quan An ninh đang tập trung điều tra,làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan để xử lý.

Giám đốc Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh (trái) và cấp phó Nguyễn Thị Như Phương. Ảnh: Bộ Công an

Trong 10 tháng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra vụ án liên quan Xuyên Việt Oil,14 bị can đã bị khởi tố về 5 tội: Vi phạm quy định về quản lý,sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

Trong số này,cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải và Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị cáo buộc Nhận hối lộ.

Vũ Trung Thành,Giám đốc Vietinbank Thanh Xuân cùng Nguyễn Văn Thắng,Phó giám đốc Xuyên Việt Oil chi nhánh Hà Nội,bị điều tra tội Đưa hối lộ. Bà Mai Thị Hồng Hạnh,Giám đốc Xuyên Việt Oil và cấp phó Nguyễn Thị Như Phương bị bắt với cáo buộc Vi phạm quy định về quản lý,lãng phí.

Xuyên Việt Oil là một trong 37 đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu (gồm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hàng không) thành lập năm 2005,có trụ sở tại TP HCM. Tại khu vực TP HCM và một số tỉnh Nam Trung Bộ,thị phần của Xuyên Việt Oil chiếm khoảng 40%,tính chung cả nước là gần 10%.

Tháng 8/2023,doanh nghiệp này bị Bộ Công Thương tước giấy phép xuất,nhập khẩu xăng dầu khi thời hạn còn 3 năm. Lý do được đưa ra là do Xuyên Việt Oil có những sai phạm trong kinh doanh xăng dầu và chiếm dụng Quỹ bình ổn giá.

Một cây xăng của Xuyên Việt Oil tại TP HCM,năm 2020. Ảnh: VietOil

Ngoài các vi phạm trong kinh doanh xăng dầu,Xuyên Việt Oil liên tục thua lỗ và nằm trong danh sách nợ thuế nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp này còn có dư nợ được xếp vào nhóm nợ xấu,với gần 5.500 tỷ đồng tại 4 ngân hàng. Ở thời điểm bị tước giấy phép,doanh nghiệp còn "ôm" hơn 200 tỷ đồng Quỹ bình ổn giá. Bộ Tài chính nhiều lần giục doanh nghiệp nộp lại nhưng chưa có hồi âm.

Phạm Dự