Vì sao dịch sởi bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm?

PGS Trần Đắc Phu,Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết như trên trong bối cảnh TP HCM có hơn 589 ca sởi tính đến 10/9,số nhiễm tăng rất nhanh và tiếp tục lan rộng. Chuyên gia đánh giá dịch sởi năm 2024 có nguy cơ bùng phát mạnh và lan rộng,xảy ra theo chu kỳ 5 năm một lần theo dự báo. Trước đó,hai đợt dịch năm 2014 và 2019 ghi nhận nhiều ca mắc và tử vong ở nhóm chưa tiêm vaccine sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.

Cụ thể,dịch sởi năm 2014 diễn ra ở 61 tỉnh thành với hơn 7.000 bệnh nhi,khiến hơn 140 trẻ tử vong. Riêng tại Hà Nội,các cơ sở điều trị luôn quá tải,sắp xếp 3-4 trẻ chung một giường. Sau đó 5 năm,vụ dịch năm 2019 ghi nhận ca bệnh ở 59 tỉnh,thành. Bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi,nhiều ca biến chứng ở người lớn,thai phụ sảy thai và sinh non.

Trạm y tế tại TP HCM đang triển khai điều tra,giám sát dịch tễ tại trường học. Ảnh: Sở Y tế TP HCM

PGS Phu phân tích,dịch sởi xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm là do tỷ lệ bao phủ vaccine khó đạt 100%,trong khi tiêm chủng là chiến lược phòng bệnh hiệu quả nhất. Điều này đến từ nhiều yếu tố như vùng sâu,vùng xa khó tiếp cận vaccine hoặc chưa có điều kiện tiêm chủng. "Có người còn mang tâm lý chống vaccine",PGS Phu cho biết.

Số trẻ không tiêm chủng tích lũy qua nhiều năm trở thành con số lớn,ảnh hưởng đến miễn dịch cộng đồng. Giả sử mỗi năm có 1,7 triệu trẻ trong diện tiêm chủng,10% trong số đó không tiêm vaccine (khoảng 170.000 trẻ). Sau 5 năm con số lên đến gần một triệu - tức bằng 1% dân số Việt Nam. Cùng với bối cảnh dịch Covid-19 và tình hình gián đoạn tiêm chủng mở rộng sau dịch,số trẻ chưa được tiêm vaccine tăng dần. Ngoài ra,bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp mạnh hơn so với Covid-19 và cúm. Nếu có nguồn lây,sởi rất dễ lan rộng và bùng phát thành dịch.

PGS Phu lưu ý thêm,việc khống chế dịch bệnh phụ thuộc vào miễn dịch của cộng đồng,những nơi chưa tiêm chủng đều có thể bùng phát dịch. Ông từng chứng kiến những "vùng trũng tiêm chủng" như khu dân tộc người Mông hẻo lánh ở Nghệ An,Điện Biên xuất hiện các ổ dịch sởi.

Đồng tình,bác sĩ Bạch Thị Chính,Giám đốc Y khoa,Hệ thống tiêm chủng VNVC,cho biết thực tế có khoảng 15% người chỉ tiêm mũi 1 nên không đủ hình thành miễn dịch. Ngoài ra,những biến động xã hội,dinh dưỡng,khí hậu... là điều kiện để virus dễ dàng sinh sôi.

Để ngăn dịch sởi diễn biến nghiêm trọng hơn,hồi cuối tháng 8,Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm chủng vaccine. Cơ quan đầu ngành y tế đặt mục tiêu 95% trẻ trong độ tuổi tiêm chủng,được chủng ngừa đủ mũi phòng sởi.

Riêng tại TP HCM,ngày 10/9,Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng,cho biết gần 61.000 trẻ 1-5 tuổi ở thành phố chưa được tiêm mũi vaccine. Còn trẻ 6-10 tuổi,có hơn 633.000 cháu chưa tiêm,theo số liệu năm học trước của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 10 ngày qua,hơn 19.800 trẻ 1-5 tuổi đã được chủng ngừa vaccine sởi,đạt gần 33% trẻ thuộc diện phải tiêm. Ba tuần cuối tháng 9,thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm,đảm bảo gần 70% số trẻ 1-5 tuổi còn lại và nhóm 6-10 tuổi được tiếp cận vaccine càng sớm càng tốt và an toàn.

Từ ngày 16/9,đồng hành cùng Sở Y tế TP HCM,39 trung tâm VNVC tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi. Ảnh: Mộc Thảo

Ngoài tiêm bù cho trẻ,PGS Phu khuyến cáo người lớn tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng,tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Dịch sởi có thể tấn công những người nguy cơ cao như thai phụ,người bệnh nền... Nhóm này cần rà soát lại lịch sử chủng ngừa,áp dụng các biện pháp phòng bệnh có thể.

Hiện,Việt Nam có nhiều loại vaccine chứa thành phần phòng sởi cho trẻ em và người lớn. Trong đó,TCMR có mũi sởi đơn MVVAC (Việt Nam) và sởi - rubella MRVAC (Việt Nam). Tiêm chủng dịch vụ ngoài mũi sởi đơn của Việt Nam còn có loại phối hợp phòng 3 bệnh sởi - quai bị - rubella Priorix (Bỉ) và MMR II (Mỹ). Các vaccine có thể tiêm chủng cho người từ 9 tháng tuổi.

Đối với trẻ từ 7 tuổi và người lớn,phác đồ tiêm gồm hai mũi phòng sởi cách nhau tối thiểu một tháng. Phụ nữ nên hoàn thành hai mũi sởi trước khi mang thai tốt nhất ba tháng.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Sởi có thể gây suy giảm miễn dịch khiến trẻ dễ bị nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng như viêm tai giữa cấp,viêm phổi nặng,suy dinh dưỡng. Thai phụ nếu mắc sởi tăng nguy cơ sảy thai,sinh non,thai chết lưu.

Các triệu chứng của sởi bao gồm sốt cao từ 39-40 độ C,người nhức mỏi,mắt đỏ do viêm kết mạc,mũi chảy dịch,ho,hắt hơi,đau họng,chán ăn,người xuất hiện các nốt phát ban đỏ li ti.

Theo ghi nhận của Hệ thống tiêm chủng VNVC,kể từ khi TP HCM công bố dịch sởi và các địa phương ghi nhận nhiều ca mắc,số người lớn và trẻ em tăng cường tiêm vaccine phòng bệnh. Từ 1 đến 10/9,riêng tại TP HCM cho thấy lượt tiêm tăng 300% so với cùng kỳ tháng trước.

Từ 16/9,VNVC cùng Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm ngừa sởi. Cụ thể,39 trung tâm VNVC tại TP HCM sẽ tiêm miễn phí vào tất cả các ngày trong tuần,bao gồm thứ 7,chủ nhật. Đối tượng tiêm chủng là trẻ 1-10 tuổi,chưa được tiêm chủng đủ hai mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng vaccine sởi. Chiến dịch này sử dụng vaccine phòng sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất,nguồn vaccine từ ngân sách của thành phố và Bộ Y tế.

Gia Nghi - Hồng Nhung