Vietjet lãi hơn 1.400 tỷ đồng sau 9 tháng

Thông tin nêu tại báo cáo tài chính quý III/2024,công bố sáng 31/10. Lũy kế 9 tháng,đơn vị đạt 51.700 doanh thu bay,52.200 tỷ đồng doanh thu hợp nhất,lần lượt tăng 32% và 19% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó,doanh thu phụ trợ và vận chuyển hàng hóa được hãng đẩy mạnh phát triển. Cụ thể,khoản thu trên đóng góp 34% tổng doanh thu vận chuyển hàng không,đạt 17.600 tỷ đồng,tăng 16%.

Sau khi khấu trừ đi các khoản giá vốn,chi phí,thuế,doanh nghiệp báo lãi sau thuế riêng lẻ 1.134 tỷ đồng,tăng 884% so với cùng kỳ và 1.405 tỷ đồng lãi hợp nhất,tăng 564%.

Tàu bay Vietjet. Ảnh: T.L

Tại thời điểm cuối quý III/2024,tổng tài sản của hãng bay đạt gần 94.000 tỷ đồng,chỉ số nợ vay trên vốn chủ là 2,25 lần,chỉ số thanh khoản 1,4 lần. Đơn vị cho biết,các chỉ số trên nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Ngoài ra,công ty ghi nhận 3.997 tỷ đồng tiền mặt,tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Mặt khác,trong 9 tháng doanh nghiệp đã đóng gần 5.565 tỷ đồng các khoản thuế,phí trực tiếp và gián tiếp.

Bên cạnh kết quả kinh doanh,trong ba quý đầu năm nay,Vietjet vận chuyển hơn 19,6 triệu khách trên 104.000 chuyến bay,lần lượt tăng hơn 6% và 2% so với cùng kỳ 2023. Trong đó có hơn 2,54 triệu khách quốc tế,tăng 9,1%.

Hãng hiện có 85 tàu bay,các chuyến bay đạt hệ số sử dụng ghế bình quân 87%,độ tin cậy kỹ thuật 99,7%. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 88.964 tấn,tăng 73% so với cùng kỳ 2023.

Theo thống kê đến ngày 30/9,công ty khai thác tổng cộng 155 đường bay,gồm 43 đường bay nội địa và 112 đường bay quốc tế.

Với chiến lược mở rộng mạng đường bay quốc tế,doanh nghiệp đã khai trương đường bay thẳng Đà Nẵng – Ahmedabad (Ấn Độ),Tây An (Trung Quốc) - TP HCM,tăng tần suất bay thẳng giữa TP HCM và Perth (Australia). Cùng đó là nhiều điểm đến như Hàn Quốc,Nhật Bản,HongKong (Trung Quốc)...

Hành khách trong buổi khai trương đường bay kết nối Ahmedabad (Ấn Độ) với Đà Nẵng,ngày 23/10. Ảnh: T.L

Hãng cũng đẩy mạnh các chương trình khuyến mại hỗ trợ hành khách trên các chặng bay quốc tế. Trong thời 9 tháng đầu năm,Vietjet đã chào đón hành khách thứ 200 triệu,đánh dấu cột mốc quan trọng,trong hành trình kết nối Việt Nam với thế giới.

Ngoài các chiến lược kinh doanh,đơn vị đầu tư vào các giải pháp,dịch vụ công nghệ hàng không mới,đảm bảo tiêu chuẩn an toàn,chất lượng. Hãng cũng ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024. Cụ thể,Vietjet ký thoả thuận cung cấp 40 động cơ Trent 7000,dịch vụ kỹ thuật động cơ TotalCare,cho 20 máy bay Airbus A330neo mới với Rolls-Royce. Ngoài ra,hãng còn ký kết thỏa thuận về dịch vụ kỹ thuật toàn diện với Lufthansa Technik.

Vietjet và Airbus ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo,tại London ngày 22/7. Ảnh: T.L

Với chiến lược phát triển đội tàu bay,tăng cường năng lực khai thác phục vụ phát triển mạng lưới bay toàn cầu,Vietjet và Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo tổng trị giá 7,4 tỷ USD. Trong tháng 10,hãng tiếp nhận ba tàu bay mới,sau đó sẽ tiếp tục nhận các tàu bay tiếp theo vào cuối năm nay.

Hãng cũng hướng tới giảm thiểu khí thải,chuyển đổi xanh và phát triển bền vững ESG. Để hiện thực hóa mục tiêu này,đơn vị hợp tác cùng các đối tác quốc tế để sử dụng SAF,ứng dụng thiết bị điện tử,dịch vụ kỹ thuật hàng không cho toàn bộ đội tàu bay.

Trong những tháng cuối năm,đơn vị tăng cường hoạt động khai thác,phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong những dịp cao điểm. Đồng thời,hãng đẩy mạnh các hoạt động phát triển bền vững,đóng góp cho xã hội.

Hoàng Đan