5 hiểu lầm thường gặp về zona thần kinh

Bác sĩ Đoàn Thị Khánh Châm,Quản lý Y khoa,Hệ thống tiêm chủng VNVC,cho biết zona thần kinh phổ biến ở những người trên 50 tuổi,suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc căng thẳng tinh thần. Tuy nhiên,nhiều người còn hiểu nhầm về bệnh như dưới đây.

Zona thần kinh chỉ là bệnh ngoài da

Biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu thường nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như: viêm da do côn trùng,bệnh herpes... Ví dụ viêm da tiếp xúc côn trùng có biểu hiện ban đầu là những ban đỏ,sau đó xuất hiện mụn nước hoặc bọng nước đóng thành từng chùm một vỡ ra gây ngứa,và đau. Trong khi đó,zona do virus gây nên và thường xuất hiện ở một bên cơ thể. Vài ngày trước khi phát ban,triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm yếu cơ,ớn lạnh,đau cơ và buồn nôn. Một số người cũng bị đau,ngứa,châm chích và nóng rát trên da trước khi phát ban xuất hiện.

Mụn nước do zona có thể gây đau đớn nghiêm trọng cấp tính,phát triển thành chùm,bọng nước lớn. Sau khi vùng mụn nước lành,người bệnh còn có thể bị đau dây thần kinh kéo dài.

Virus còn có thể tấn công nhiều cơ quan khác nhau gây ra các biến chứng như: đau dây thần kinh sau zona,viêm phổi,viêm gan,viêm não,liệt mặt... Mụn nước xuất hiện gần hoặc trên mắt,dẫn đến nhiễm trùng võng mạc nghiêm trọng,mất thị lực; biến chứng nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Dấu hiệu bệnh zona trên da. Ảnh minh họa: Vecteezy

Chỉ người lớn tuổi mới mắc bệnh zona

Theo CDC Mỹ,cứ ba người lớn có một người bị zona. Người cao tuổi dễ mắc zona thần kinh do đáp ứng miễn dịch kém hơn so với người trẻ,đồng thời mắc nhiều bệnh nền kèm theo.

Tuy nhiên,bệnh vẫn xuất hiện ở người trẻ bị suy giảm miễn dịch do căng thẳng,tiểu đường,tim mạch,ung thư,HIV/AIDS... Zona cũng có khả năng gây biến chứng ở trẻ em.

Đã mắc zona không cần tiêm vaccine

Trên thực tế,những người đã mắc zona vẫn có thể tái phát. Tỷ lệ tái phát có thể lên đến 30% ở những người suy giảm miễn dịch,có bệnh nền.

Theo nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Y khoa Hàn Quốc vào năm 2018,tỷ lệ mắc zona là 5,1/1.000 người năm với tỷ lệ tái phát là 12/1.000 người năm.

Do đó,những người đã mắc zona vẫn cần tiêm vaccine. Vaccine có tác dụng chặn virus tái hoạt động,ngăn ngừa được nguy cơ bệnh quay lại.

Chưa mắc thủy đậu không cần tiêm vaccine zona

Theo bác sĩ Châm,việc xác định người mắc thủy đậu phải dựa trên chẩn đoán của bệnh viện và kết quả xét nghiệm. Lý do,người mắc thủy đậu có thể không có triệu chứng rõ ràng hoặc cảm sốt thông thường,không có mụn nước.

Do đó,người chưa mắc thủy đậu hoặc không nhớ rõ từng mắc thủy đậu,vẫn được khuyến cáo tiêm vaccine thủy đậu,sau đó tiêm vaccine zona thần kinh để bảo vệ toàn diện. Khoảng cách tối thiểu giữa hai liều vaccine thủy đậu và zona thần kinh là 8 tuần.

Đã tiêm thủy đậu thì không cần tiêm vaccine zona

Thủy đậu và zona đều do virus varicella zoster gây nên,nhưng vaccine phòng thủy đậu không có tác dụng ngừa bệnh zona.

Vaccine thủy đậu dù có hiệu quả cao vẫn có tỷ lệ thấp không sinh miễn dịch sau khi tiêm. Ngoài ra,nhiễm thủy đậu có thể có triệu chứng không rõ ràng,không được chẩn đoán và điều trị,tăng khả năng phát triển zona thần kinh sau này.

Do đó,người đã tiêm vaccine thủy đậu vẫn nên tiêm vaccine zona thần kinh để được bảo vệ tối ưu.

Hiện Việt Nam đã có vaccine zona thần kinh Shingrix,do hãng GSK (Bỉ) sản xuất. Đây là vaccine bất hoạt,tái tổ hợp,có thành phần dược chất đặc biệt giúp tăng hiệu quả và an toàn đối với nhóm người lớn tuổi và người suy giảm miễn dịch do bệnh lý có nguy cơ cao mắc zona thần kinh.

Vaccine có hiệu quả phòng ngừa zona thần kinh 97% ở người từ 50 tuổi và 70- 87% ở người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc sử dụng các thuốc,liệu pháp điều trị gây ức chế hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch. Đồng thời,vaccine cũng giúp giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%.

Hạ Lam

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.