RMIT triển khai lối sống bền vững trên toàn trường

Theo đó,trường đã triển khai chương trình Đại sứ bền vững,tập hợp sinh viên từ các chương trình khác nhau cùng thực hiện các thay đổi về môi trường. Ra mắt vào đầu năm 2023 với 11 thành viên,đến nay,chương trình chào đón thế hệ thứ năm. Thông qua các hoạt động đào tạo mang tính tương tác cao,tham gia vào các dự án thực tế,Đại sứ bền vững thu thập kinh nghiệm thực tiễn khi cùng đối tác trong và ngoài trường thực hiện những giải pháp bền vững.

Nhóm Đại sứ bền vững Đại học RMIT Việt Nam. Ảnh: RMIT

Đồng thời,RMIT triển khai một số sáng kiến để đưa bền vững vào nhịp sống hàng ngày trong khuôn viên trường. Trong đó,chương trình tích lũy Điểm xanh thông qua kênh tích điểm trực tuyến đã thu hút hơn 800 người tham gia. Sáng kiến này cho phép sinh viên và cán bộ giảng viên tích điểm cho những hành động bền vững như dùng ly tái sử dụng hay tham gia vào các hoạt động tái chế. Người tham dự có thể sử dụng điểm tích lũy đổi lấy những món quà thân thiện với môi trường.

RMIT cũng khởi động sáng kiến Zero Waste (không rác thải) vào tháng 6/2023 nhằm đưa rác thải chôn lấp về bằng 0 vào năm 2025. Trong đó,dự án có hệ thống phân loại rác thải toàn diện gồm năm nhóm trong khuôn viên trường.

Chương trình này vượt xa hoạt động quản lý rác thải cơ bản với việc quảng bá thông điệp 7R – RMIT và sáu hành động bền vững,gồm: Rethink (Thay đổi tư duy),Refuse (Từ chối),Reduce (Giảm bớt),Reuse (Tái sử dụng),Repair (Sửa chữa) và Recycle (Tái chế).

Các món quà thân thiện với môi trường trong chương trình tích lũy Điểm xanh. Ảnh: RMIT

Đại học RMIT cũng cam kết tích hợp các nguyên tắc bền vững vào những sự kiện của trường,hiện có khoảng 1.000 sự kiện mỗi năm. Các đơn vị tổ chức sự kiện được khuyến khích xem xét thực hành bền vững trong việc lựa chọn địa điểm tổ chức,dịch vụ ăn uống,tiêu thụ năng lượng,quản lý lưu lượng đi lại và rác thải. Đến năm 2025,toàn bộ sự kiện quy mô lớn của trường sẽ tuân thủ Hướng dẫn tổ chức sự kiện bền vững,với mục tiêu mở rộng đến toàn bộ sự kiện trong trường đến năm 2030.

Gần đây,Tuần lễ Phát triển bền vững RMIT Việt Nam diễn ra lần đầu tiên tại cơ sở Nam Sài Gòn của trường với chủ đề "Bền bỉ và tái tạo: Kiến tạo tương lai bền vững". Sự kiện gồm các phiên thảo luận,workshop và gian hàng trưng bày.

Khách tham dự tìm hiểu về bền vững qua bốn chủ đề nhỏ qua phần chia sẻ của hơn 20 chuyên gia từ các ngành nghề khác nhau. Các chủ đề thảo luận gồm trao quyền cho lực lượng lao động xanh,tiêu dùng có ý thức,áp dụng kinh tế tuần hoàn và thực phẩm bền vững.

Sự kiện nêu bật văn hóa bền vững 7R của RMIT và cho cộng đồng cơ hội bắt tay vào thực hành bền vững qua các workshop và hoạt động mang tính tương tác.

Tuần lễ Phát triển bền vững RMIT Việt Nam diễn ra đầu tháng 11. Ảnh: RMIT

Ngoài ra,năm nay,Đại học RMIT thực hiện dự án "Sạch Sành Sanh" do bộ phận Quan hệ Cựu sinh viên phụ trách,góp phần nâng cao nhận thức về lãng phí thực phẩm và lối sống bền vững.

Lấy cảm hứng từ mục tiêu quốc gia "Không còn nạn đói" vào năm 2025 và "Phát thải ròng bằng 0" vào năm 2050,chiến dịch muốn hướng dẫn cộng đồng RMIT,công chúng nói chung cách giảm lãng phí thực phẩm,thực hành các thói quen thân thiện với môi trường hơn. Các hoạt động trong chiến dịch này,bao gồm: cuộc thi thiết kế sáng tạo,tham quan nhà máy,thử thách nấu ăn,triển lãm doanh nghiệp xanh,quyên góp thực phẩm,thu gom rác và đi bộ gây quỹ trồng cây.

Ông Phạm Hữu Hoàng - Trưởng bộ phận Quan hệ Cựu sinh viên RMIT nêu bật vai trò quan trọng của RMIT Việt Nam trong việc thúc đẩy các hoạt động có trách nhiệm với môi trường. Đơn vị đặt tính bền vững lên hàng đầu trong chiến lược hành động. Cộng đồng cựu sinh viên RMIT Việt Nam gồm hơn 22.500 người đang làm việc tại 6.000 doanh nghiệp trên khắp cả nước và khu vực Đông Nam Á,tích cực hưởng ứng lời kêu gọi bền vững này.

"Nhiều cựu sinh viên hiện là những người kiến tạo thay đổi,đã và đang mang lại tác động tích cực về mặt kinh tế-xã hội",ông nói.

Trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với những thách thức môi trường ngày càng gia tăng,RMIT kỳ vọng truyền cảm hứng cho các trường khác cùng tạo nên những ngôi trường bền vững,đồng thời,chuẩn bị thế hệ lãnh đạo mới được trang bị sẵn sàng giải quyết các vấn đề môi trường.

Nhật Lệ