Lợi và hại khi nhai kẹo cao su thường xuyên

Tiến sĩ Ninad Muley,chuyên gia nha khoa của Bệnh viện Apollo,Navi Mumbai,Ấn Độ cho biết,nhai kẹo cao su sẽ kích thích sản xuất nước bọt,trung hòa axit có hại,làm sạch thức ăn thừa và hỗ trợ men răng,giảm nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng.

"Tuy nhiên,nên lựa chọn kẹo cao su không đường để tránh sâu răng",vị tiến sĩ khuyên.

Ảnh minh họa: Indianexpress

Ngoài ra,theo ông Ninad Muley,việc nhai kẹo cao su còn làm tăng lưu lượng máu đến não,cải thiện khả năng tập trung,ghi nhớ. Với những người thường xuyên đi du lịch,nhai kẹo cao su khi máy bay cất cánh và hạ cánh còn giúp cân bằng áp suất tai bằng cách thúc đẩy phản xạ nuốt,giữ cho vòi nhĩ mở và giảm khó chịu ở tai.

Tuy nhiên,nếu nhai kẹo cao su quá nhiều,đặc biệt ở một bên miệng lại có thể gây căng khớp thái dương hàm,dẫn đến đau hàm,đau đầu,đau tai và khó nhai.

Ngay cả kẹo cao su không đường cũng có thể chứa hương vị axit,khi nhai trong thời gian dài dễ gây xói mòn răng. Một khi men răng bị mất,không thể tái tạo lại. Với loại kẹo cao su có đường sẽ tăng nguy cơ sâu răng,mòn men răng,ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Tiến sĩ Ninad Muley cho rằng,nhai kẹo cao su liên tục có thể gây ra tình trạng nuốt không khí quá mức,dẫn đến đầy hơi,khí,tạo cảm giác khó chịu.

"Chất tạo ngọt trong kẹo cao su không đường,chẳng hạn như sorbitol có thể gây khó tiêu,đặc biệt ở những người nhạy cảm",Ninad Muley nói. Ngoài ra,nếu sử dụng kẹo cao su như một chất ức chế thèm ăn có thể dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh,chẳng hạn như bỏ bữa hoặc lựa chọn đồ ăn nhanh.

Ninad Muley khuyên,chỉ nên nhai kẹo cao su không đường không quá 10-15 phút sau bữa ăn. Thời gian này đủ để kích thích sản xuất nước bọt và làm sạch răng miệng mà không khiến cơ hàm làm việc quá sức.

Trang Vy (Theo Indianexpress)