Hà Nam dẫn đầu về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Báo cáo về tình hình xử lý hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cho thấy số lượng hồ sơ trực tuyến toàn trình được xử lý năm qua đạt hàng chục triệu. Tuy nhiên,tỷ lệ chênh lệch lớn giữa các địa phương cũng như Bộ,ngành.

Ở khối tỉnh,thành phố,Hà Nam dẫn đầu khi 68,54% trong 168.000 hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh này đã được giải quyết trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ này đưa tỉnh dẫn đầu cả nước,vượt Đà Nẵng (58,89%),Hà Giang (55,76%),Nam Định (52,96%). Các tỉnh thành còn lại đạt tỷ lệ dưới 50%,trong khi TP HCM,Hà Nội thuộc nhóm thấp nhất,dưới 10%.

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình là một trong các yếu tố thể hiện việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến. Trong đó,dịch vụ công trực tuyến toàn trình là toàn bộ thông tin thủ tục hành chính,được thực hiện và giải quyết trên môi trường mạng. Việc trả kết quả diễn ra trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Nếu một trong các yếu tố trên chưa đạt sẽ được xếp vào dịch vụ công trực tuyến một phần.

Số liệu thống kê được lấy từ hệ thống giám sát,đo lường Chính phủ số (EMC) thu thập từ các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ,cấp tỉnh.

Ở khối bộ,ngành,Bộ Công thương dẫn đầu với 1,488 triệu hồ sơ trực tuyến toàn trình,chiếm 83,48%,tiếp đến là Bộ Tài Chính,Bộ Tư pháp.

Trước đó,trong báo cáo năm 2024,Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình "chưa cao",nhiều chỉ số chưa đạt mục tiêu. Đến hết tháng 12/2024,tỷ lệ này đạt 45,8%,trong khi mục tiêu là 50%. Khối bộ đạt tỷ lệ 63,47%,dưới mục tiêu 70%,khối tỉnh đạt 18,54% trong khi mục tiêu là 30%.

Công chức Đà Nẵng làm việc tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng/tháng 5/2024. Ảnh: Nguyễn Đông

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đánh giá việc cung cấp dịch vụ của cơ quan nhà nước chưa thuận tiện,chưa dễ dùng và toàn trình. Nhiều ứng dụng,hệ thống được phát triển,nhưng còn rời rạc,chưa hình thành những nền tảng số quy mô lớn,dùng chung. Dữ liệu còn cát cứ,chưa kết nối và khai thác hiệu quả. Việc triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia còn chậm.

Trong năm 2025,cơ quan này đưa ra nhiệm vụ thúc đẩy tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 80%,trong đó khối bộ đạt 85%,khối địa phương đạt 70%.

Lưu Quý